Các hành vi pháp lý vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của chế định về giao dịch vô hiệu, thiết nghĩ cũng nên mở rộng đối

tượng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu cho cả Viện kiểm sát nhân dân. Tòa án trong quá

trình giải quyết thủ tục phá sản cũng nên có quyền tự mình tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu xét thấy đã hội đủ

điều kiện cần thiết.

Như vậy, cần sửa đổi khoản 1 Điều 44 về quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu như sau: "1.

Trong quá trình Tòa án tiến hành thủ tục phá sản, đại diện chủ nợ, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản,

Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác

xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này là vô hiệu."

2.3.3. Định hướng sửa đổi, bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu

Khoản 2 Điều 43 Luật phá sản chỉ nêu nguyên tắc khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu thì tài sản thu hồi

được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp là đối tượng của thủ tục phá sản.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, một giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt

quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi một giao dịch bị tuyên bố vô hiệu thì coi như giao dịch đó chưa từng tồn tại, các bên phải khôi phục

lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật

thì phải hoàn trả bằng tiền

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY