Tóm tắt Luận văn Từ ngữ biểu thị văn hóa gia đình trong ca dao

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN HÓA

GIA ĐÌNH TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT

2.1. TẦN SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ BIỂU THỊ

VĂN HÓA GIA ĐÌNH

2.1.1. Từ biểu thị văn hóa gia đình là từ đơn

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 3 loại từ đơn biểu thị

văn hóa gia đình, đó là từ xưng gọi, động từ biểu thị hoạt động, trạng

thái, cách ứng xử, giao tiếp giữa các mối quan hệ trong gia đình, tính

từ biểu thị phẩm chất, cách thức, mức độ ứng xử giữa các thành viên

trong gia đình. Khi các từ biểu thị văn hóa gia đình là từ đơn thì đặc

trưng, tính chất, cách ứng xử của các mối quan hệ gia đình được nói

đến trong ca dao thường mang ý nghĩa khái quát hơn. Cụ thể như :

+ Cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái : Ẵm, bồng, bế, ấp,

ru, bảo, dặn, đẻ, sinh, sanh, khuyên, nhủ, thương, chiều, dưỡng, sắm,

gả, cậy. Trong đó từ “ẵm” 23 lần, “bồng” 10 lần, “ru” 10 lần, “sinh”

10 lần, “thương” 10 lần, các từ còn lại xuất hiện từ 1-5 lần.

+ Cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ : Đền, giỗ, dâng,

dắt, dìu, hầu, lo, kính, mong, nhớ, nuôi, nghĩ, thăm, thờ, thương,

viếng. Trong đó từ “nuôi” 60 lần, “thương” 15 lần, các từ còn lại xuất

hiện từ 1- 6 lần.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY