Tóm tắt Luận văn Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay

Trước Khổng Tử, kể từ thời Chu Công, Lễ đã có hai nghĩa: nghĩa cũ là tế lễ có tính chất

tôn giáo, nghĩa mới là pháp điển phong kiến do Chu Công chế định, có tính cách chính trị, để

duy trì trật tự xã hội. Sau dùng rộng ra ý nghĩa của Lễ chỉ cả phong tục tập quán và sau cùng

qua thời Đông Chu nhất là từ Khổng Tử nó có một nội dung mới, nội dung luận lý chỉ sự kỷ

luật về tinh thần: Người có lễ là người biết tự chủ khắc kỷ

Khổng Tử chủ trương tòng Chu, giữ pháp điển lễ nhạc của Chu Công thì tất nhiên rất

trọng Lễ và buộc vua chúa phải trọng Lễ. Lễ để duy trì trật tự xã hội, có trật tự đó thì vua mới

được tôn, nước mới được trị, nếu vua không trọng lễ thì còn bắt ai trọng nó được nữa.

Chính vì vậy trong việc trị nước cũng như tu thân học đạo, sửa mình để đạt đức “Nhân”

thì “Lễ” là một trong những yếu tố được Khổng Tử rất mực coi trọng. Điều này được thể hiện

rõ trong cuốn Luận ngữ.

Quan niệm về Lễ không chỉ dừng ở Khổng Tử mà nó đã được phát triển và mang những

hàm nghĩa khác nhau trong quan niệm của một số triết gia khác như Mạnh Tử, Tuân tử hay

trong cả Lễ Ký - một tập sách do nhiều nho gia thời Hán viết ra.

Nói tóm lại dù Lễ có được hiểu ở những khía cạnh nào và ở các nhà Nho khác nhau, ở

những giai đoạn lịch sử khác nhau song vẫn lấy tư tưởng Lễ của Khổng Tử làm tiền đề lý

luận bởi mục đích của Nho gia nói chung và Khổng Tử nói riêng là nhằm ổn định trật tự xã

hội và giáo hóa con người. Và chúng ta không thể phủ nhận phạm trù Lễ của Khổng Tử đã ít

nhiều thực hiện được mục đích đó trong lịch sử xã hội Trung Hoa.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY