Tóm tắt Luận văn Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh qua Lạc rừng và Lính trận

CHưƠNG 2

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG

TIỂU TUYẾT LẠC RỪNG VÀ LÍNH TRẬN QUA HÌNH

TưỢNG NGưỜI KỂ CHUYỆN

2.1. HÌNH TưỢNG NGưỜI KỂ CHUYỆN

2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người ngôi thứ nhất đóng vai trò chủ đạo trong tiểu thuyết Lạc

rừng và Lính trận. Đây là cách kể mang đậm tính tự truyện. Hơn nữa

ngôi kể này cũng phù hợp với câu chuyện kể về kí ức. Người kể

chuyện ngôi thứ nhất trong Lạc rừng và Lính trận vừa là người kể

chuyện, vừa là người tiêu điểm hóa. Khi chuyển đổi từ ngôi thứ nhất

số ít sang ngôi thứ nhất số nhiều, nhà văn muốn làm tăng thêm tính

trung thực, khách quan cho lời kể. Bởi có nhiều người “làm chứng”

cho câu chuyện. Hình thức ngôi kể này cũng chi phối đến kết cấu,

ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện. Khó khăn mà nhà văn cần xử lí là

sự hạn chế trường nhìn.

2.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba

Sử dụng hình thức kể chuyện ngôi thứ ba là một trong những

thủ pháp mở rộng trường nhìn cho người kể chuyện. Về cơ bản,

người kể chuyện ngôi thứ ba trong Lạc rừng và Lính trận luôn gắn

với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ở Lạc rừng, người kể chuyện

ngôi thứ ba rất ít. Trong Lính trận thì nhiều hơn, nên câu chuyện của

họ cũng có bề dày nhất định. Qua lời người kể chuyện ngôi thứ ba,

có nhiều điều được “bật mí”. Hầu hết các câu chuyện ấy đều thuộc

“vùng cấm” cả. Trung Trung Đỉnh đã đụng đến những vấn đề nhạy

cảm văn học trước đây hay né tránh, vì người cầm bút dễ bị “thổi

còi” khi đề cập đến chúng. Đó là một cái nhìn giải thiêng.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY