Tóm tắt Luận văn Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005

Các biện pháp dân sự mà các chủ thể được yêu cầu áp dụng đó là các biện

pháp ở Điều 202 Luật SHTT. Các biện pháp này bao gồm: “1. Buộc chấm dứt

hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện

nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại; 5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân

phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng

hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất,

kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh

hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT”. Đây cũng

chính là các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm

quyền SHTT của chủ sở hữu. Và chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp

dân sự này đó là tòa án. Nhìn chung thì “các biện pháp dân sự được quy định từ

khoản 1 đến khoản 4 là phù hợp với các quy định tại Điều 9 Bộ luật Dân sự,

tuy nhiên biện pháp số 5 là biện pháp được bổ sung vào nhằm đáp ứng các yêu

cầu tại điểm a, b khoản 4 Điều 12 của BTA và Điều 46 của hiệp định TRIPS” .

Có thể nói, trong các biện pháp dân sự mà các chủ thể được quyền yêu

cầu áp dụng thì biện pháp buộc bồi thường thiệt hại là biện pháp được áp dụng

thường xuyên nhất và là biện pháp giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị

thiệt hại một cách tốt nhất. Theo đó, thì nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì

nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định

mức bồi thường thiệt hại. Như vậy với yêu cầu bồi thường thiệt hại thì dường

như các cá nhân, tổ chức có nguy cơ bị thiệt hại không thể yêu cầu áp dụng

biện pháp này vì hành vi CTKLM của bị đơn chưa gây ra thiệt hại thực tế.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY