Tóm tắt Luận văn Bảo hộ quyền liên quan theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nghị định 142/CP không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. vì vậy,

ngay từ 1990 Bộ Văn hóa thông tin nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã được giao

soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả để thay thế. Đến năm 1994, chúng ta đã hoàn

thành xong việc soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả, và sau đó được Ủy ban

thường vụ quốc hội thông qua ngày 2/12/1994. Pháp lệnh gồm 7 chương 47 điều qui

định khá chi tiết về quyền tác giả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Pháp lệnh trên thi hành chưa được một năm, thì năm 1995 BLDS được ban hành,

trong đó có dành riêng phần VI qui định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có

quyền tác giả và quyền liên quan. Tại BLDS 1995, các qui định về quyền tác giả, quyền

liên quan được tập trung tại phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”,

Chương 1 “Quyền tác giả”, Mục 4 “Quyền, nghĩa vụ của ngừời biểu diễn, của tổ chức

sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền

hình”. Nhìn chung, các qui định này bao quát khá toàn diện các vấn đề, từ định nghĩa tác

giả chủ sở quyền tác giả, người biểu diễn, tổ chức ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh

truyền hình, tới quyền và nghĩa vụ của họ, địa vị pháp lý của họ

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY