Tóm tắt Luận án Vấn đề ý thức trong duy thức học

CHƯƠNG 2

DUY THỨC HỌC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA DUY THỨC HỌC

VỀ SỰ HÌNH THÀNH, BẢN CHẤT, CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

2.1. Khái quát về Duy thức học

2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành Duy thức học

Phật giáo Phát triển ra đời và được chia thành ba thời kì chính, thứ

nhất là sơ kì, tư tưởng chính là giai hữu tính không, được tập trung

trong tư tưởng Trung Quán của Long Thọ. Thứ hai là trung kì, tư tưởng

chính là Như lai tạng duyên khởi và alaya thức duyên khởi, tư tưởng

này được thể hiện tập trung trong Duy thức tông do hai anh em ruột là

Vô Trước và Thế Thân sáng lập. Thứ ba là hậu kì, kéo dài từ thế kỷ thứ

7 đến thế kỷ 13, về sau, Phật giáo Phát triển còn xuất hiện các tông phái

khác như: Thiền tông, Mật tông, Hoa nghiêm tông, v.v. Vô Trước

(Asanga) và Thế Thân (Vansubahu) là hai nhân vật đã xây dựng, hệ

thống hóa và truyền bá tư tưởng Duy thức học. Về sau, tư tưởng Duy

thức tiếp tục được phát triển qua các vị luận sư như: Thân Thắng, Hỏa

Biện, Đức Tuệ, Trần Na, An Tuệ, Hộ Pháp, Giới Hiền. Đến thế kỷ thứ

VII, Duy thức học đã được truyền bá đến Trung Hoa, người có công

đưa tư tưởng duy thức từ Ấn độ về Trung hoa là Huyền Trang. Sau

Huyền Trang, người có công phát triển và truyền bá tư tưởng Duy thức

là Khuy Cơ – học trò của Huyền Trang. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh

hưởng trực tiếp từ hai nguồn là Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung

Hoa, Duy thức học không trở thành một tông phái riêng ở Việt Nam

nhưng đã xuất hiện rất sớm. Trong tư tưởng của thiền phái Trúc lâm

Yên tử, đã có sự ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa nói chung và Duy

thức học nói riêng.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY