Tóm tắt Luận án Truyện viết về Đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975

CHƢƠNG 3

HÌNH TƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG

TRUYỆN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI DÂN TỘC, MIỀN NÚI GIAI

ĐOẠN 1945 - 1975

3.1. Thế giới hình tƣợng nhân vật

3.1.1. Hình tượng nhân dân vùng cao được đổi đời nhờCách mạng

3.1.1.1. Những số phận bất hạnh từ “bóng đêm nô lệ” đến

với “ánh sáng Cách mạng”

Chính sự xa ngái, hẻo lánh về mặt địa lý, sự lạc hậu, chậm

tiến về mặt dân trí và đặc biệt là ách áp bức của ngoại xâm kết hợp

cùng lực lượng thổ ty, phìa tạo, thần quyền mà từ ngàn đời nay, đồng

bào dân tộc, miền núi nước ta luôn phải đương đầu, gánh chịu những

khổ cực, thiệt thòi gấp rất nhiều lần so với đồng bào miền dưới.

Thông qua hệ thống những hình tượng nhân vật trong các truyện về

đề tài dân tộc, miền núi của giai đoạn 1945 - 1975, chúng ta sẽ phần

nào có được những minh chứng rõ nét cho điều này.

Nhân vật chính trong các truyện về đề tài dân tộc, miền núi

thường bao giờ cũng hiện diện trước tiên với nỗi khổ cả về thể xác

lần tinh thần bởi sự u mê, lạc hậu, cái đói nghèo và cả những yếu tố

thần bí, những thế lực hắc ám. Đồng bào dân tộc vùng cao hơn ai hết

luôn phải đối mặt với ác thú, với giặc dã và đặc biệt là những kẻ

cường quyền, tham lam, tàn ác. Khu vực miền núi phía Bắc và khu

vực Tây Nguyên, tuy khác nhau về vị trí địa lý với khoảng cách cả

ngàn cây số nhưng những nỗi khổ của người Thái, người Mường,

người H’Mông. cũng chính là hoàn cảnh chung của đồng bào Ê Đê,

Vân Kiều, Pa Kô. ở Tây Nguyên trong các tác phẩm của Y Điêng,

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY