Tóm tắt Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Chương 2

THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO

2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc

2.1.1. Nguồn gốc của Nho giáo Trung Quốc

2.1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc hình thành Nho giáo Trung Quốc

Nho giáo được ra đời vào thời Xuân Thu- Chiến Quốc ở Trung

Quốc. Đây được coi là thời kỳ có nhiều biến động nhất, rối ren nhất. Thời

kỳ này diễn ra nhiều mâu thuẫn xã hội làm cho các trật tự xã hội bị đảo lộn

nên yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một mô hình xã hội mới để xã hội có

trật tự, kỷ cương. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự hình thành và phát triển

nhiều trường phái triết học trong đó có Nho giáo. Nho giáo ra đời nhằm

mục đích thiết lập một mô hình quản lý xã hội tập trung phong kiến.

2.1.1.2. Tiền đề chính trị, văn hóa, tư tưởng cho việc hình thành Nho

giáo Trung Quốc

Nho giáo được ra đời trên cơ sở kế thừa những tiền đề văn hóa, tư tưởng

đã được phát triển trước đó ở Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc.

Thứ nhất, tiền đề văn hóa. Ở thời kỳ này, Trung Quốc đã có sự phát

triển rực rỡ về các phát minh trong các lĩnh vực: thiên văn, toán học, y

học, tư tưởng chính trị.

Thứ hai, tiền đề tư tưởng đó là những tư tưởng về tôn giáo, tư tưởng

đạo đức của nhà Chu. Nhà Chu đề cao tư tưởng “kính Trời”, “nhận dân”,

“hưởng dân”, “đức’, “hiếu”. Những tư tưởng này đã có ảnh hưởng đến các

nhà Nho, là nền tảng để họ xây dựng những phạm trù cơ bản trong học thuyết

của mình như: Tam cương- Ngũ thường, Chính danh, Tam tòng- Tứ đức

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY