Tóm tắt Luận án Thơ đi sứ của sứ thần trung quốc đến Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII

Đến nửa đầu thế kỷ X, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong cuộc loạn

Mười hai sứ quân, thống nhất được vùng Giao Chỉ, Nhà Tống chấp

nhận triều đình nhà Đinh. Nhưng quan hệ hai nước không phải cắt

đứt hẳn, mà là duy trì mối quan hệ triều cống thời phong kiến rất đặc

biệt ở châu Á cổ, biểu hiện về mặt chính trị là: cầu phong và sách

phong; về mặt kinh tế là: cống nạp và đáp tặng. Năm 972, Đinh Bộ

Lĩnh cử sứ thần sang nhà Tống cầu phong, xin thần phục làm nước

phiên thuộc. Năm sau, Tống Thái tổ cử sứ thần Vương Chiêu Viễn,

Dương Trùng Mỹ sang “Phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư”,

mở màn cho việc thông sứ với Việt Nam.

Từ đó đến các triều đại tiếp sau như tiền Lê, Lý, Trần mãi đến

triều Nguyễn, mỗi khi có vua mới hay triều đại mới lên thay thế, triều

đình Việt Nam đều cử sứ thần sang Trung Quốc để xin được phong

vương, chỉ có được vương triều Trung Quốc sách phong mới được

coi là phụng chính sóc (

奉正朔

), uy thế của vua Việt Nam trong

nước hay giao thiệp với Trung Quốc mới danh chính ngôn thuận. Khi

Trung Quốc có vua mới lên ngôi cũng cử sứ thần sang thông báo,

tiện cho Việt Nam khi làm biểu dâng hoặc tấu sớ. Giữa hai nước còn

nhiều nội dung phải thông sứ, chẳng hạn như phía Việt Nam phải cử

sứ thần sang để báo tang vua mất và vua mới kế vị; sang mừng vua

Trung Quốc đăng cơ hoặc mừng thọ, mừng lập Thái tử, v.v

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY