Tóm tắt Luận án Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Dưới thời Minh Mạng, nếu ở triều đình, vua, hoàng tộc và quan lại

nhiệt tâm tạo lập những ngôi chùa mới trên đất kinh đô, phóng khoáng cúng

dường cho việc kiến thiết những ngôi cổ tự thì việc ngoại hộ của những

người dân quê ở các ngôi chùa làng cũng không hề thua kém. Khác với

chùa nhà nước, chùa làng không chỉ là nơi thờ tự của Phật giáo mà đó còn

là trung tâm văn hóa làng, là nơi đáp ứng được nhiều nhu cầu văn hóa, tín

ngưỡng của nhân dân. Người Việt thường có câu “đất vua, chùa làng” hàm

ý như một lời khẳng định về mối quan hệ gắn kết giữa làng và chùa, nếu đất

đai dưới bầu trời này là của vua thì chùa là của làng, do dân làng xây dựng

và quản lý. Do vậy, dù dưới triều đại nào, việc xây dựng, sửa sang chùa

làng cũng là công trình tập thể của cả làng, cả xã. Thời Minh Mạng cũng

không ngoại lệ. Điều này được thể hiện rất rõ trong các bài minh chung. Số

người công đức cho các công trình ở chùa làng không hề nhỏ từ vài chục

cho đến vài trăm người. Khả năng đóng góp của mỗi người cho công trình

chùa dù nhiều ít khác nhau nhưng đều thể hiện lòng thành và niềm tin của

họ đối với đạo Phật

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY