Tóm tắt Luận án Phân tích đặc điểm địa hoá và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocen khu vực phía bắc bể trầm tích sông Hồng

Tại Việt Nam, ngành khoa học nghiên cứu thạch học than đã được phát triển

từ những năm 60-80 của thế kỷ trước; chủ yếu nghiên cứu nhãn than và các đặc tính

vật lý của than phục vụ các ngành công nghiệp nặng. Đến nay, công tác nghiên cứu

này đang bị mai một và không theo kịp tiến trình phát triển của nó so với thế giới do

thiếu đội ngũ kế cận và thiết bị.

Ứng dụng thạch học hữu cơ trong nghiên cứu đánh giá tiềm năng sinh dầu khí

của các tập trầm tích lục nguyên chứa than tuổi Oligocene khu vực phía Bắc bể Sông

Hồng bắt đầu được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 21 trong khuôn khổ dự án

hợp tác nghiên cứu giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Viện Dầu khí Việt Nam và

Cục địa chất Đan Mạch.

(Petersen et al., 2001) đã chỉ ra khả năng sinh dầu của sét đầm hồ và than

Oligocen tại khu vực Đồng Ho – Hoành Bồ - Quảng Ninh. Than Oligocen Đồng Ho

thuộc loại than humic chứa trên 80% là các maceral nhóm huminite; kerogen loại III;

độ phản xạ huminite của than dao động trong khoảng từ 0,31% đến 0.44% trong dầu

nhúng; tổng hàm lượng carbon hữu cơ trên 60%; chỉ số hydrogen (chỉ số biểu trưng

cho khả năng sinh dầu hoặc khí của đá mẹ) của than <300 cho thấy mẫu có tiềm năng

sinh khí. Tuy nhiên, kết quả chiết bitum và các chỉ số GOR – tỉ số khí/dầu, năng

lượng hoạt hóa (Ea)- kết quả phân tích thủy nhiệt phân (trưởng thành giả)- của mẫu

than trên cho thấy chúng có khả năng sinh dầu với tỷ lệ không lớn.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY