Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc phía Đông của tỉnh Hải

Dương, Tứ Kỳ, gồm 26 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, có

địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi thấp, đất đai của

huyện mang tính chất của phù sa được bồi đắp lâu ngày. Trên địa bàn huyện có 02

sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (đoạn qua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn

qua Tứ Kỳ là 20 km), ngoài ra, huyện còn có trên 57,5 km sông thuộc hệ thống thủy

nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống kênh mương của huyện bảo đảm tưới, tiêu cho 70%

diện tích gieo trồng. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C. Tổng lượng nhiệt cả năm là

8.5000C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 - 85%. Số giờ nắng trung bình hàng năm

là 1.341 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 1.650 mm. Là huyện

có điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Diện tích gieo trồng cây lương thực là 15.754 ha, diện tích gieo trồng cây thực

phẩm là 2.822 ha. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt cũng được tăng lên qua từng

năm, năm 2005 là 505.642 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 961.974 triệu đồng. Giá

trị gia tăng đạt 626.430 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện

đạt 456.320 triệu đồng (năm 2009), tăng 304.320 triệu đồng so với năm 2005. Trong

đó công nghiệp khai thác 10.734 triệu đồng, công nghiệp chế biến 440.710 triệu

đồng, công nghiệp sản xuất 4.876 triệu đồng.

Dân số là 158.190 người, trong đó nam giới chiếm 48,59%, nữ giới chiếm

51,35%. Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2010 là 0,7%. Toàn huyện có 101.592 lao

động (chiếm 64,22% dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 65.266 người (lao động

trực tiếp cho trồng trọt là 11.543 người, cho chăn nuôi là 5.707 người).

Toàn huyện có 5.542 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; hệ thống chợ trên

địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, đã đáp ứng ngày càng

tốt nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho

ngân sách địa phương.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY