Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa và biện pháp phòng chống chúng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

3.1.2. ðặc điểm sinh học của nhện gié S. spinki

3.1.2.1. Tập tính hoạt động của nhện gié S. spinki

* Vị trí gây hại, đặc điểm vết hại của nhện gié trên cây lúa

Nhện gié xâm nhập vào cây lúa và gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa

chín, chúng chích hút dịch cây ở các bộ phận bẹ lá, gân lá, hoa lúa. Nhện gié gây

hại trên cây lúa để lại triệu chứng hại rất điển hình, đó là những vết sọc thâm

đen như vết cạo gió ở thân lúa, bẹ lá và vết sọc nâu đen hình chữ nhật ở gân lá.

Trong hoa lúa, chúng gây hại làm cho vỏ trấu bị thâm đen, hạt lúa bị lép lửng.

3.1.2.2. Sự phân bố của nhện gié trên cây lúa

Trong vụ mùa ở giai đoạn đẻ nhánh, nhện gié xâm nhập và gây hại các lá

thứ 4, 5 và 6 với mật độ rất thấp (0,8 nhện và 1,8 trứng/lá). Trong từng dảnh, thứ

tự lá được xác định: lá hoàn chỉnh trong cùng là lá thứ nhất (khi lúa trỗ, lá đòng

là lá thứ nhất) và tiếp theo là lá thứ 2, 3 rồi đến lá n. Giai đoạn trỗ, nhện và trứng

phân bố nhiều nhất ở lá thứ 2 và thứ 3, giai đoạn chín sữa, nhện và trứng phân bố ở

lá đòng và lá thứ 2, ở bông lúa với mật độ thấp (hình 3.1).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY