Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk

2.2.2. Tính đa dạng của cảnh quan Đăk Lăk

a. Về cấu trúc

- Lớp CQ núi chiếm 30,1% diện tích, hình thành trên nhiều loại đá khác

nhau, khí hậu mát mẻ đến hơi lạnh, lượng mưa trung bình khá lớn, từ 1.800

- 2.500 mm  hình thành và phát triển một thảm thực vật rừng rậm thường

xanh quanh năm với thành phần loài phong phú.

- Lớp CQ cao nguyên chiếm 27,6 % diện tích, địa hình tương đối bằng

phẳng, nước dưới đất đã hình thành tầng chứa nước liên tục. Khí hậu chia ra

2 mùa mưa và khô rõ rệt, lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm/năm.

Loại đất ưu thế là đất feralit đỏ vàng trên đá bazan. Phần lớn CQ tự nhiên ở

đây đều đã bị biến đổi và thay bằng các CQ nhân sinh.

- Lớp CQ đồng bằng chiếm 34,3 % diện tích, gồm phụ lớp bán bình

nguyên với đặc trưng là rừng khộp rụng lá vào mùa khô; và phụ lớp đồng

bằng giữa núi có đặc trưng là thảm thực vật nông nghiệp.

- Đăk Lăk được phân thành 2 kiểu CQ là kiểu rừng rậm thường xanh

nhiệt đới gió mùa ẩm và kiểu rừng nửa rụng lá. Trong đó kiểu CQ rừng rậm

thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm có lượng mưa trong mùa khô vẫn chiếm

từ 15 - 20 % cả năm; trong khi kiểu CQ rừng nửa rụng lá có một mùa khô

sâu sắc với lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% cả năm.

- Trên cơ sở kết hợp 9 loại đất và 15 kiểu thảm thực vật, lãnh thổ Đăk Lăk

có thể phân ra làm 123 loại CQ (theo bảng 2.5).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY