Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

C ƣơn 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HOÁ CQ LÃNH THỔ HUYỆN QUỲ CHÂU

2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CQ HUYỆN QUỲ CHÂU

2.1.1. Vị trí địa lý: Quỳ Châu là huyện miền núi phía tây tỉnh Nghệ An, DT tự

nhiên là 1.057,63 km2, phía tây và tây bắc giáp huyện Quế Phong, phía tây nam

giáp huyện Tương Dương, phía bắc và đông bắc giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh

Hóa, phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía nam và đông nam giáp các huyện Quỳ

Hợp và Con Cuông. Với vị trí này, Quỳ Châu nhận được lượng bức xạ dồi dào, nền

nhiệt ẩm cao thể hiện tính nhiệt đới của điều kiện tự nhiên gió mùa nóng ẩm, có

mùa đông lạnh, các ĐKTN và CQ có sự phân hóa theo đai cao.

2.1.2. Địa chất: Một số đứt gãy chạy theo phương đông bắc - tây nam, tạo nên địa

hình Quỳ Châu phân hóa rõ rệt: thấp ở phần trung tâm tựa lòng máng, cao dần về 2

phía bắc và nam của lãnh thổ. Trong lãnh thổ nghiên cứu có những loại đá sau:

Nhóm đá magma hệ tầng Đồng Trầu, Mường Hinh phân bố ở Châu Bính, Châu

Phong. Nhóm đá trầm tích chủ yếu gồm: cát kết, cuội kết, sạn kết, phiến sét hệ tầng

Sông Cả, Huổi Nhị, La Khê, Đồng Trầu; Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Huổi Lôi,

La Khê; Trầm tích bở rời gồm các trầm tích hỗn hợp tuổi Đệ Tứ; Đá biến chất thuộc

hệ tầng Bù Khạng và hệ tầng Sông Cả có thành phần chủ yếu là phiến sericit, đá

phiến thạch anh.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY