Tóm tắt Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều tra điều kiện tự nhiên-xã hội và thực trạng canh tác cây dâu

tại Lâm Đồng

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, sự

chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng là không nhiều, mặc dù biên độ

nhiệt ngày đêm khá cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cây dâu

tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong lá dâu và rất thích hợp cho

nuôi các giống tằm lưỡng hệ.

Vùng 1 có nhiệt độ trung bình 13 - 180C, vùng 2 từ 16 - 200C, vùng

3 từ 19 - 230C và vùng 4 từ 20 đến trên 230C. Như vậy Lâm Đồng có 3

vùng sinh thái thích hợp cho nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm và tạo cho

cây dâu sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên, lại không nằm trong dải

nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng phát triển.

3.1.1.2 Chế độ mưa

Lâm Ðồng một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 –

5 và kết thúc vào cuối tháng 10 – 11. Lượng mưa chiếm từ 71 - 83%

tổng lượng mưa trong cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm

sau, khi đó lượng mưa thấp (khoảng 20 – 60 mm/tháng). Lượng mưa

trung bình từ 1.693 – 3.280 mm/năm, tháng ít mưa nhất là 1 - 2, lượng

mưa cực đại thường rơi vào tháng 8 - 10.

Với thời gian và lượng mưa phân bố như trên cho nên vùng 2 có

sản lượng lá dâu tập trung vào tháng 5 – 9. Vùng 3, 4 lại tập trung vào

các tháng 4; 5; 6 và 9; 10, vì mưa liên tục làm giảm số giờ và cường độ

chiếu sáng dẫn đến sản lượng thấp.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY