Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các tạp chất và một số yếu tố đến chất lượng niken điện phân với nguồn bổ sung cacbonat bazo niken

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp điều chế dung dịch điện phân niken

Do đặc trưng muối cacbonat bazo niken là một loại muối xốp dễ

ngậm nước vật lý và nước hóa học cho nên việc hòa tan chúng trong

môi trường axit sẽ tạo thành dung dịch niken sunfat có độ đặc không

được mong muốn cỡ 150-250g/l. Chính vì vậy cách tốt nhất để

chuyển hóa niken thành dạng dung dịch có độ đặc mong muốn, cần

hòa tách từ oxit của chúng.

2.2. Thiết bị nghiên cứu điện phân

Hệ thống thiết bị điện phân bao gồm: Bộ nguồn một chiều, bể

điện phân, các điện cực và dây dẫn điện.

1. Nguồn điện phân: Là nguồn dùng điện 220 V, đầu ra công suất

900 W, dòng ra tối đa 30 A, và điện áp ra tối đa 30 V.

2. Bể điện phân: Làm bằng mica trắng kích thước 300 x 120 x200

mm. Beeica trắng có tác dụng giúp cho chúng ta dễ dàng quan sát

hiện tượng xảy ra trong quá trình điện phân. Bể có thiết kế lỗ xả tràn

cách mặt thoáng 50mm và ngăn chống tràn chất HTBM.

3. Điện cực catot: Số lượng 2, kích thước vùng ngập trong dung

dịch điện phân là 80 x 100 mm dày 5mm. Catot thiết kế liền khối để

gác vào thành bể một cách dễ dạng.

4. Điện cực anot: Số lượng 3, xen giữa anot là 2 catot để đảm bảo

quá trình phóng điện ở catot được diễn ra đồng đều. Điện cực catot

bằng hợp kim của chì, antimon và bạc nhằm đảm bảo quá trình

phóng điện của anot rất tốt mà anot vẫn không bị hòa tan (bị trơ).

Kích thước của anot: Phần ngập trong dung dịch điện phân 80 x

100mm, dày 5mm.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY