Tóm tắt Luận án Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Chương 3

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG

PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ

GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991

Về nội dung điều chỉnh của pháp luật. từ năm 1945 đến trước năm 1975

pháp luật quy định các chủ thể giám sát của nhân dân đối CQHCNN chủ yếu là

công dân. Từ năm 1975 đến năm 1991, pháp luật ghi nhận MTTQ Việt Nam,

Tổng Công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam và Ban TTND có quyền giám sát đối với

Chính phủ, Bộ, UBND các cấp, cán bộ, viên chức, công chức hành chính. Pháp

luật đã có những quy định mang tính nguyên tắc, xác định phạm vi giám sát của

nhân dân đối với CQHCNN là hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực của

đời sống. Tuy nhiên, do đất nước có chiến tranh nên chưa có đủ những văn bản

pháp luật để điều chỉnh các quan hệ giám sát phát sinh hoạt động của CQHCNN.

Mặc dầu vậy, pháp luật đã mở ra nhiều phương thức để nhân dân thực hiện quyền

giám sát đối với CQHCNN và tùy thuộc vào các chủ thể giám sát mà pháp luật có

những quy định hình thức và phương pháp giám sát phù hợp. Nhóm các quy phạm

về trình tự, thủ tục giám sát quy định cụ thể cho từng chủ thể, bảo đảm sự linh

hoạt, tiện lợi để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với CQHCNN. Cùng với

những quy định trên, pháp luật có những quy định về hậu quả pháp lý đối với các

kiến nghị giám sát như trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

phải tiếp nhận, xử lý, trả lời kiến nghị giám sát.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY