Tóm tắt Luận án Cù Lao Ré – quê hương của đội Hoàng Sa (Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)

Chương 3

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ

TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

3.1. Đời sống kinh tế của cư dân Cù Lao Ré từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

3.1.1. Nông nghiệp

3.1.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất

Sở hữu ruộng đất trên Cù Lao Ré bao gồm: Ruộng đất công do nhà nước quản

lý, theo kết quả đo đạc năm Mậu Ngọ (1618), Cù Lao Ré có tổng diện tích là 917 sào

7 thước trong đó ruộng đất công chia cho dân canh tác lên đến 83,5% đến năm 1821

tăng lên 4.181 sào trong đó diện tích ruộng đất công làng xã của Cù Lao Ré đã lên

đến 3747 sào, chiếm 89%; Đất dựng đình, dinh, miếu ở cả An Vĩnh và An Hải đều

quy định là 4 sào. Bắt đầu từ năm 1773, đình An Vĩnh được dựng còn đình An Hải

đến thập kỷ đầu của thế kỷ XIX mới xây dựng; Đất thưởng cho tiền hiền là ruộng đất

công chia cho các tiền hiền và sau này là dòng họ của các tiền hiền. Đến năm 1821,

diện tích đất đai cho các tộc họ tiền hiền đã lên đến 11%; Ruộng đất thuộc sở hữu

chung theo quy định là 73 sào. Đất chung có từ nhiều nguồn gốc khác nhau và hoàn

toàn do phường quyết định; Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân ngoài ruộng đất của các

tiền hiền khai khẩn thì còn có từ nhiều nguồn khác nhau, phát triển mạnh dưới triều

vua Minh Mạng và lên đến đỉnh điểm vào thời vua Tự Đức.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY