Phạm tội vì động cơ đê hèn với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 -1975) đã có những bước tiến rất lớn

về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta, các chế định về lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm,

đồng phạm đã được quy định tương đối cụ thể. Xong, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào đề

cập tới tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn. Mãi cho tới năm 1970 thì tình tiết phạm tội vì động

cơ đê hèn mới được đề cập tới trong Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người

ban hành kèm theo Công văn 452/HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn

xét xử tội giết người, trong phần A những tình tiết tăng nặng đặc biệt có ghi như sau: "Kẻ đã giết

người hầu hết đều có tính chất xấu xa và hung bạo ít nhiều. Đối với trường hợp động cơ xấu hoặc

tính chất hung bạo không có gì đặc biệt, các Tòa án đều đã vận dụng khung hình phạt thông

thường. Phải đến mức cao như sau mới được coi là động cơ đê hèn. Ví dụ: Giết vợ hoặc chồng

để được tự do đi lấy vợ hoặc chồng khác, giết người để cướp vợ hoặc cướp chồng của nạn nhân,

giết người tình sau khi đi lại có mang để trốn tránh trách nhiệm. Giết người vì mục đích vụ lợi

như: giết người để khỏi phải trả nợ, để cướp gia tài, để lấy tiền thuê Giết người có tính chất

bội bạc, phản trắc như giết những người thực sự thương yêu mình, lo lắng cho quyền lợi của

mình, tin tưởng vào mình, giao phó cho mình Giết người vì những duyên cớ cá nhân, ích kỷ".

Đây được coi là tiền đề cho việc xây dựng điều luật quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 và sau này.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY