Đức Thọ là một huyện nằm ở khu vực miền trung, về cơ bản huyện được hình
thành ba vùng sinh thái rõ rệt đó là:
+ Vùng kinh tế núi đồi - bán sơn địa hay còn gọi là vùng Thượng Đức bao
gồm 9 xã: Đức Lạc, Đức Đồng, Đức Lạng, Đức Hòa, Đức Long, Đức Lập, Đức An,
Đức Dũng, Tân Hương, vùng có lợi thế và tiềm năng về đất đai thích hợp với phát
triển kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung khai thác quỹ đất
để phát triển nông nghiệp, tập trung phát triển đàn bò lai sin, lợn siêu nạc, phát triển
trang trại theo quy mô lớn.
Hiện nay, số lượng lao động của vùng kinh tế núi đồi - bán sơn địa vào khoảng
17.550 người chiếm 51,01% dân số của vùng, với diện tích đất tự nhiên là 9.346,2 ha.
Vùng này hiện đang giành 50% diện tích gieo trồng để sản xuất lúa màu, chuyển đổi
vườn tạp sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như: cam, chanh. tập trung
thâm canh các giống lúa có năng suất cao, phát triển chăn nuôi theo mô hình trang
trại, khuyến khích chăn nuôi hộ gia đình, giá trị sản xuất thu được chiếm khoảng 30%
giá trị sản xuất của toàn huyện.
+ Vùng lúa gồm 11 xã: Đức Lâm, Đức Thanh, Đức Thủy, Trung Lễ, Đức
Thịnh, Thái Yên, Yên Hồ, Đức Nhân, Bùi Xá, Đức Yên, Tùng Ảnh số lượng lao
động làm việc trong nông nghiệp lớn chiếm 91,8% lao động của vùng lúa, trong khi
đó trồng trọt chủ yếu là cây lúa, vùng này mang tính thuần nông nặng và chuyển
dịch kinh tế rất chậm, vì vậy vùng thích hợp với việc phát triển kinh tế nông nghiệp,
chăn nuôi đàn gia súc, tích tụ ruộng đất để mở rộng các trang trại, gia trại cho các
hộ gia đình như: cá, lúa, cỏ, bò.
+ Vùng đất phù sa gồm 7 xã: Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Châu,
Đức La, Đức Quang, Đức Vĩnh. Đặc điểm của vùng này là thường chịu ảnh hưởng
của lũ lụt. Vùng đất phù sa với nền văn hóa lâu đời, nhiều di tích lịch sử như đền
Kim Quy, chùa Phượng Tường. thích hợp với phát triển du lịch, thêm vào đó vùng
một số làng nghề truyền thống như mộc, đan lát, đóng thuyền ở xã Trường Sơn.
So với năm 2007, cơ cấu lao động theo vùng đã dần hợp lý hơn, số lao động
ở vùng lúa năm 2007 là 38.560 người, tới năm 2010 đã giảm xuống còn 23.410
người, điều này cho thấy, một bộ phận lao động nông nghiệp của vùng lúa đã
chuyển sang lao động ở vùng đất phù sa, vùng núi đồi - bán sơn địa, một số lao
động khác đi xuất khẩu lao động. Sự dịch chuyển này có tác động tích cực tới
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình phân công lao động trên địa bàn huyện phù
hợp với lợi thế của từng vùng.
Tuy nhiên, sự phân bố lao động trên địa bàn huyện Đức Thọ không đồng đều,
số lượng lao động ở vùng lúa vẫn còn chiếm số lượng lớn với 23.410 lao động,
vùng đất phù sa 10.676 lao động, số lượng lao động ở vùng này chủ yếu vẫn là nông
nghiệp, lao động trồng lúa vẫn chiếm số lượng lớn song hiệu quả thấp, chính vì vậy
hiện tại vùng này nên chuyển sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và các
loại rau sạch phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Về cơ bản, cơ cấu của lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện thể hiện tính
thuần nông, trong tổng số 28.217 hộ dân ở địa bàn huyện năm 2010 thì có tới
<p>CHƢƠNG 2</p> <p>THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN</p> <p>DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH</p> <p>THỜI KỲ 2007 -2012</p> <p>2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA T ...
<p>Nói con người mới là những người đại diện cho một xã hội mới và mang bản</p> <p>chất của xã hội mới là vì con người là chủ thể của xã hội và sự phát triển x ...
<p>CHƢƠNG 2</p> <p>THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU</p> <p>2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ KHÁCH CỤC QUẢN TRỊ T.26</p> <p>2.1.1. Giới thiệu về các nhà khách Cục Quản trị T.26</p> ...
<p>MỤC LỤC</p> <p>LỜI CAM ĐOAN . 1</p> <p>LỜI CẢM ƠN . 2</p> <p>MỤC LỤC . 3</p> <p>DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT . 6</p> <p>MỞ ĐẦU. 7</p> <p>1. Lí do chọn ...
<p>PHẦN I: MỞ ĐẦU</p> <p>1. Tính cấp thiết của đề tài. 1</p> <p>2. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 2</p> <p>3. Mục tiêu nghiên cứu. 3</p> <p>4. Nhiệm vụ nghiê ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay