Luận văn Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu giai đoạn 1930 - 1945

Ca dao Việt Nam đã có câu “Chồng con là cái nợ nần”, mà cái gì đã nợ thì phải trả, trả

cho đến khi nào chết thì mới hết nợ, thậm chi chết rồi mà vẫn còn nợ. Cũng khai thác về đề tài

này, Nguyễn Công Hoan viết Nợ nần, Trần Tiêu viết Chồng con và ông đã diễn tả được vài đặc

điểm khá độc đáo. Người phụ nữ trong tác phẩm của Trần Tiêu là những người đàn bà nông dân

nghèo, tần tảo nuôi chồng nuôi con bằng sức lao động cần cù nhẫn nại của mình. Chị xã Bổng

trong Chồng con mới 19 tuổi về nhà chồng, gánh vác đủ mọi thứ công việc ; làm thuốc, dệt vải,

buôn ngược bán xuôi, chăn nuôi, cơm nước không khi nào ngơi tay, mà không phàn nàn, kêu

ca. Bà mẹ chồng chị đã khen rằng “con bé thế mà đảm, mới mười chín tuổi đầu mà biết đủ mọi

thứ việc”. Người đàn bà ấy đã khổ vì đói nghèo lại khổ vì những tập tục lạc hậu đè nén, phải cúi

đầu trước uy quyền tuyệt đối của người chồng, của gia đình chồng. Nguyên Hồng xây dựng hình

tượng người phụ nữ là thể hiện sự chấp nhận quyền uy tối cao của chồng, của gia đình chồng.

Người chồng là tối thượng “cả nhà nhất nhất vâng theo và cúi đầu chịu đựng như đối với thần

thánh đã đời nọ truyền đời kia ngự trị trên cao và hưởng hương hoa” (Vực thẳm). Người phụ nữ

trong văn của Trần Tiêu lại khác. Đó là người phụ nữ không chấp nhận lối sống áp đặt. Họ

nhanh nhẹn, luôn tính toán và lo toan mọi việc. Từ công việc bình thường – nội trợ – đến những

công việc lớn lao đáng lẽ là của người đàn ông trụ cột trong gia đình – lo kinh tế gia đình, xây

dựng hạnh phúc cho con cái, lo công danh sự nghiệp cho chồng, con . Lúc nào và ở đâu người

phụ nữ cũng tỏ ra nhẹ nhàng, dịu dàng và hiền thục, có lúc tỏ ra nhẫn nhục và chịu đựng (Chồng

con).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY