Luận văn Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa kháng đạo ôn của Việt Nam bằng chỉ thị SSR

Phạm Văn Dư và cộng sự đã lây nhiễm 158 isolates của 3 nhóm nấm chính

gây bệnh đạo ôn (L1, L2 và L4) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên 31 giống

đơn gen mang lần lượt 24 gen kháng bệnh đạo ôn (Pia, Pia, Pii, Pik-s, Pik-s, Pik,

Pik-p, Pik-h, Piz, Piz5, Piz-t, Pita, Pita, Pib, Pit, Pish, Pish, Pi1, Pi3, Pi5(t), Pi7(t),

Pi9(t), Pi12(t), Pi19(t), Pik-m, Pi20(t), Pita-2, Pita-2, Pita, Pi11(t) và Piz-5) cho

thấy t lệ isolates thuộc nhóm L1 tấn công các gen kháng biến động từ 0% - 98%,

nhóm này không tấn công được một số gen kháng như Pik-s, Pik-p, Pik-h, Piz, Pita,

Pi5(t), và Pi19(t), tương đương với t lệ 73%, 100%, 95%, 98%, 100%, 93%, và

93%. Nhóm L2 không tấn công được các gen kháng Pik, Pik-p, Pik-h, Pi1, Pi7(t),

và Pik-m với t lệ 100%, 97%, 94%, 94%, 97% và 97%. Isolates thuộc nhóm L4 rất

độc tấn công được tất cả các gen kháng với t lệ rất cao biến động từ 46% - 100%.

Đánh giá chung cho thấy, trong 24 gen kháng thử nghiệm không có một gen nào

còn hiệu lực hoàn toàn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hai gen Piz

và Pik-m có t lệ isolates nấm gây bệnh đạo ôn tấn công thấp nhất là 25%. Hai gen

này có thể được sử dụng trong chương trình lai tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY