Luận văn Nâng cao năng lực tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Nhìn chung, vốn SXKD của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực tăng. Sản

xuất là lĩnh vực cần có số vốn SXKD lớn cho mục đích mở rộng quy mô sản xuất,

cải tiến công nghệ.Tuy nhiên thực tế lại cho thấy vốn SXKD của doanh nghiệp

trong lĩnh vực này lại có giá trị chỉ đứng thứ hai. Bình quân một doanh nghiệp chỉ có

số vốn 10,3 tỷ đồng (năm 2012). Trong khi đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực dịch vụ có số vốn tăng cao, năm 2012 vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 10,33 tỷ

đồng, tăng 2,13 tỷ đồng (tương đương tăng 25,98%) so với năm 2010.

Khảo sát 36 doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, tác giả nhận thấy rằng

có sự chênh lệch khá lớn vốn SXKD của các doanh nghiệp cùng ngành. Có số vốn

SXKD nhỏ nhất thuộc về Doanh nghiệp tư nhân Toàn Lưu - kinh doanh ga (

VĐKKD 1 tỷ đồng). Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinh Hồng (kinh doanh thiết bị

vệ sinh ) có số vốn lớn nhất ( 25 tỷ đồng).

Qua kết quả phân tích ở trên ta thấy được tình hình trang bị vốn của các doanh

nghiệp được điều tra. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có lợi thế hơn

các doanh nghiệp khác trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Các

DNTN có quy mô về vốn nhỏ nhất so với các loại hình khác. Với hạn chế này thì các

DNTN phải đối phó với nhiều rủi ro trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp

cùng ngành trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có số

vốn bình quân cao nhất. Mặc dù các doanh nghiệp này thường thuê ngoài máy móc

thiết bị cho việc tháo dở, san lấp mặt bằng, chí phí cho công tác coffa. Song, doanh

nghiệp sẽ tập trung phần lớn vốn cho chuẩn bị vật tư, vật liệu xây dựng và chi phí thuê

nhân công cho các công trình.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY