Luận án Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX- Từ đặc trưng thể loại

4.2. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT

4.2.1. Điểm nhìn - vai kể

4.2.1.1. Vai kể ngôi thứ nhất

Nhân vật sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. Điều này cho phép tác giả đưa

vào việc trần thuật quan điểm riêng, sắc thái tâm lý, cá tính mang đậm tính

chủ quan. Chính ngôi kể chuyện này tạo cho người đọc cảm giác tin cậy, xác

tín về những sự việc và con người được nói đến trong truyện. Mặt khác, việc

nhân vật xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất giúp người kể đi sâu khám phá thế giới

nội tâm, những mối quan hệ, những diễn biến phức tạp của tâm lý nhân vật.

Đây là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên những hiệu ứng thẩm mỹ

của thể loại với ngầm ý rằng, câu chuyện độc giả đang theo dõi là chuyện có

thật trong cuộc sống hiện tại, không phải chuyện bịa.

Với phương thức này, tư cách kể chuyện được trao cho nhân vật nên mang

đậm dấu ấn chủ quan. Người kể, với năng lực phân tích phán đoán cá nhân, đã

tự do thể hiện những hiểu biết, quan niệm về nhân sinh của mình.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY