Luận án Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội

Kết quả điều tra liên tục trên ba thời vụ đậu đũa từ tháng 4/2010 đến

tháng 8/2010 cho thấy mật độ các loài bọ xít bắt mồi trên đậu đũa vùng rau

thâm canh Hoài Đức, Hà Nội rất thấp, mật độ trung bình 0,50 con/m2.

Trong khi các loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera (sâu cuốn lá đậu,

sâu đục quả đậu, sâu khoang, ) thường xuyên xuất hiện với mật độ trung

bình 1,78 con/m2 mặc dù có lúc người dân sử dụng thuốc hóa học để trừ

một số loại sâu hại này.

Trong thời vụ sớm khi đậu đũa bắt đầu được gieo trồng vào trung

tuần tháng 4, chưa thấy sự xuất hiện của các loài bọ xít bắt mồi cũng như

sâu hại bộ cánh vẩy. Trong tháng 5 và 6 khi một số loài sâu hại xuất hiện,

gia tăng mật độ và đạt đỉnh cao 2,5 con/m2 (ngày 6/6), đã ghi nhận được sự

xuất hiện của các loài bọ xít bắt mồi (ngày 8/5) với số lượng thấp. Tuy

nhiên, sau đó mật độ của các loài bắt mồi tăng dần và đạt đỉnh cao 0,92

con/m2 (ngày 21/6) trong thời vụ trung. Khi các loài BXBM xuất hiện và

đạt đỉnh cao thì mật độ của các các loài sâu hại bộ cánh vẩy giảm từ đỉnh

với mật độ 2,5 con/m2 xuống thấp nhất còn 1,1 con/m2 (ngày 5/7). Ở thời

vụ muộn mật độ của các loài sâu hại bộ cánh vẩy đạt đỉnh cao thứ 2 là 2,79

con/m2 ở cuối vụ (ngày 9/8) trong khi mật độ của các loài bọ xít bắt mồi

giảm chỉ còn 0,36 con/m2 (hình 3.12).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY