Luận án Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An

Bọ trĩ F.intonsa thuộc học Thripidae: bộ phụ Terebrantia các giai đoạn

phát dục gồm trứng, sâu non tuổi 1 và tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng

thành. Trứng được đẻ trong mô lá hoặc hoa, sâu non hoạt động dũa hút trên

bề mặt dưới của lá và hoa, khi đẫy sức (giai đoạn cuối tuổi 2) chúng tìm nơi

thích hợp để hóa nhộng. Phần lớn bọ trĩ hóa nhộng trong đất (Lewis 1997)

[58]. Từ tập tính đó đã phần nào chứng minh rằng các kiểu chân đất có ảnh

hưởng tới quần thể bọ trĩ nói chung và loài F. intonsa nói riêng.

Tiến hành điều tra mật độ của bọ trĩ F. intonsa trên giống lạc L14 ở ba

chân đất: đất cát, đất cát pha, đất thịt tại Nghi Lộc - Nghệ An. Kết quả thu

được chúng tôi trình bày tại hình 3.18

Tại hình 3.18 cho thấy mật độ bọ trĩ cao ở chân đất cát là 1,69 con/lá,

thấp nhất là đất thịt là 1,06 con/lá. Sở dĩ có kết quả chân đất cát có mật độ

cao hơn đất thịt là do đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, thoáng tạo điều kiện

thích hợp để sâu non đẫy sức hóa nhộng.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY