Dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” trong Luật Hình sự Việt Nam

Vấn đề thứ hai được đề cập đến trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu "chống người thi hành

công vụ" đó là sẽ có những trường hợp bị nhầm lẫn trong việc định tội danh cho các hành vi

phạm tội. Việc so sánh cấu thành tội phạm của một tội được quy định trong Bộ luật hình sự

với hành vi xảy ra trên thực tế nhằm mục đích định tội danh cho hành vi này. Nếu hành vi

chống người thi hành công vụ phù hợp với cấu thành tội phạm của một tội nhất định thì hành

vi đó là dấu hiệu định tội, nhưng nếu ngoài những dấu hiệu pháp lý cơ bản đó còn kéo theo

những dấu hiệu pháp lý phù hợp với cấu thành tội phạm của những tội khác, lúc này dấu hiệu

định tội "chống người thi hành công vụ" sẽ được chuyển thành dấu hiệu định khung hình phạt

của tội tương ứng với hành vi người phạm tội thực hiện. Việc trừng trị kịp thời những kẻ có

hành vi coi thường pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe con người và trật tự công cộng là

điều rất cần thiết, tuy nhiên thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại hành vi này còn nhiều tồn tại

vướng mắc liên quan đến việc định tội danh.

Vì vậy cần thiết nhà làm luật phải có hướng dẫn cụ thể để phân biệt giữa các điều luật có

sự tương tự về mặt cấu thành tội phạm của các tội có dấu hiệu "chống người thi hành công

vụ", làm tiền đề cho việc giải quyết các vụ việc trong thực tế.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY